Ô Nhiễm Không Khí Ảnh Hướng Đến Sức Khỏe Con Người
Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.
Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc… Các hạt bụi mịn và siêu mịn – một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.
Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người đang ngày càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như:
- Biến chứng thần kinh và tâm lý;
- Kích ứng mắt;
- Các bệnh ngoài da;
- Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư…
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.
Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm là một yếu tố rủi ro đối với vài căn bệnh nguy hiểm hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường